Kỹ sư Việt Nam và cơ hội làm việc ở nước ngoài???


BẮT ĐẦU BẰNG CÂU CHUYỆN VIỆC LÀM:

Lướt một vòng qua các website tìm việc làm bạn sẽ thấy vô vàn thông tin tuyển dụng việc làm, nếu bạn để ý kỹ hơn sẽ thấy nhiều trong số đó được đăng tuyển lặp lại vài lần và thời gian đăng tuyển cũng khá dài. Hay nếu bạn có bạn bè làm nhân sự hoặc recuiter sẽ biết được tình trạng cần tuyển lao động ở Việt Nam khó khăn tới mức nào.

Và không nói đâu xa, công ty mình vẫn đang tuyển kỹ sư và drafter MEP vài tháng nay nhưng vẫn chưa tìm được ứng viên phù hợp.

Trong khi tình hình thiếu nhân lực ở nước ta còn diễn ra trầm trọng như vậy thì các bạn có thể hình dung tình trạng này ở các nước phát triển sẽ ra sao. 

Điển hình nhất là cách đây vài năm việc đi Nhật làm việc tương đối khó khăn và phải bỏ tiền ra để xin một suất xuất khẩu lao động thì hiện nay các công ty Nhật còn chủ động tuyển lao động Việt Nam để đưa sang nước họ làm việc, 

Mình có một tài khoản linkedin, thực sự thì mình không sử dụng nó nhiều cho lắm nhưng khá nhiều người trong vòng kết nối của mình cũng hay thay đổi việc làm, điều đáng nói ở đây là mỗi khi họ thay đổi việc làm đều là cũng đồng nghĩa họ sẽ tới làm việc ở một quốc gia khác. Và theo quan sát của mình thì các kỹ sư Ấn Độ, Philipin, Indonesia... là những người tích cực thay đổi nơi làm việc nhất (ít nhất là trong vòng kết nối của mình).

Còn đối với kỹ sư Việt, trong ngành của mình và trong tầm mắt của mình thì chủ yếu các kỹ sư chỉ công tác ở nước ngoài khi công ty có dự án hoặc luân chuyển qua văn phòng của công ty mẹ một thời gian. Số lượng các kỹ sư thực sự làm việc cho các công ty nước ngoài - tại nước ngoài cực kỳ ít ỏi.

VẬY, ĐIỀU GÌ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT NHƯ VẬY?

TRÌNH ĐỘ YẾU HƠN?

Thời sinh viên, khi ngồi tán dóc với bạn bè mình thực sự đã có suy nghĩ như vậy nhưng sự thực thì không hẳn như vậy.

Sinh viên Việt mới tốt nghiệp chắc chắn sẽ yếu hơn rất nhiều so với sinh viên của nhiều nước khác vì rất nhiều lý do. Tuy nhiên, nhìn chung thì trình độ kỹ thuật của kỹ sư Việt lại không hề yếu kém hơn so với kỹ sư các nước (ở đây mình không đề cập tới tầng lớp expert engineer). Có lẽ do người Việt học hỏi rất nhanh nên trong quá trình làm việc, tập trung vào một chuyên môn chứ không còn học trải rộng như thời đi học thì tiến bộ của các kỹ sư trẻ rất rõ ràng và họ nhanh chóng bắt kịp bạn bè các nước.

Mình từng phỏng vấn vài bạn kỹ sư trẻ nước ngoài để tuyển họ vào bộ phận của mình làm, họ cũng đang làm việc tại ngước ngoài (không phải đất nước mẹ đẻ) nhưng nếu đưa ra so sánh thì cũng không khác gì các kỹ sư Việt ở cùng mức năm kinh nghiệm và một số trong đó thậm chí còn yếu hơn một chút.

CÂU TRẢ LỜI

Từ nghịch lý trên các bạn có thể thắc mắc tại sao kỹ sư trẻ các nước có thể đi khắp nơi làm việc mà kỹ sư Việt đôi khi cứng tay nghề hơn vẫn khó có thể kiếm 1 suất đi. 

Tuy nhiên câu trả lời cực kỳ đơn giản: bởi vì họ DÁM nghĩ và DÁM làm.

Có bao nhiêu người trong các bạn đang đọc bài viết này từng ước mong ra nước ngoài làm việc? Mình nghĩ sẽ rất nhiều người cho mình câu trả lời là: "tôi có".

Có bao nhiêu người đã thực sự đặt tay tìm kiếm các cơ hội đó? Với câu hỏi này thì có lẽ số lượng câu trả lời "tôi đã" sẽ không có bao nhiêu. Vì rất nhiều lý do, và lý do điển hình nhất ở đây là trở ngại về ngôn ngữ. Trong tất cả các kỹ sư mình đã gặp, những người thực sự có thể nói là tự tin về tiếng Anh để đi làm ở nước ngoài chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Và cuối cùng là có bao nhiêu người thực sự gửi CV của mình cho nhà tuyển dụng? Bạn thử đoán xem con số này là bao nhiêu nếu 1000 người được hỏi.

Phần đa trong chúng ta hầu như cũng muốn ra nước ngoài làm việc nhưng chỉ là DÁM mơ và chỉ chờ đợi hoặc coi đó chỉ là giấc mơ chứ ít ai thực sự DÁM nghĩ và biến suy nghĩ đó thành hành động. 

Một lý do khác nữa mình nghĩ nó cũng cực kỳ quan trọng là SỰ THIẾU ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP và . Do thiếu sự định hướng từ nhà trường và xã hội, kiến thức học lan man và trải rộng lại thiếu thực tế nên thực sự mà nói thì lúc mới ra trường mình không có nhiều khái niệm về công việc mà mình có thể làm được, lớp kỹ sư trẻ hiên nay thực sự cũng không khá khẩm hơn nhiều so với thế hệ của mình. Vì thế nên các kỹ sư trẻ ra trường thất nghiệp vẫn là tựa đề HOT trên các mặt báo bao nhiêu năm nay. Và khi mà việc làm trong nước còn chưa tìm được thì nói gì tới cơ hội ở các nước khác.Và khi mà các kỹ sư đã có đủ vốn kiến thức để đi làm ở các nước khác thì phần đa đều đã an cư lạc nghiệp.

VẬY, ĐI LÀM NƯỚC Ở NƯỚC NGOÀI THỰC SỰ DỄ HAY KHÓ?

Đi làm ở nước ngoài không quá khó tuy nhiên cũng không phải là dễ, cần sự định hướng rõ ràng và phải chuẩn bị các yếu tố cần thiết. Việc định hướng không đúng đắn ít nhiều sẽ gây khó khăn cho việc tìm đường ra các nước khác:

Vd: cùng là kỹ sư HVAC nhưng ở VN và các nước khác sẽ sử dụng các bộ tiêu chuẩn khác nhau nên để làm việc được lại cần học hỏi thêm các tiêu chuẩn các nước sở tại sử dụng. Ngoài ra, cùng là hệ thống đó nhưng ở mỗi nước sẽ có những điểm khác nhau, ở Việt Nam thì hệ thống ACMV chủ yếu là cooling only nhưng ở một số nước khác có thể là cả heating & cooling. Và thậm chị như các nước New Zealand cần thiết kế thêm hệ thống cơ khí chống động đất cho hệ thống HVAC, trong khi đó hệ thống chống động đất này thực chất chẳng liên quan gì tới ngành Nhiệt Lạnh.

Một yếu tố cực kỳ quan trọng khác là ngôn ngữ, chúng ta không thể làm việc với người nước ngoài mà không giao tiếp với họ. Không phải nhất thiết bạn phải học tiếng Anh để có thể ra nước ngoài làm việc nhưng dù sao thì đây cũng là lựa chọn hàng đầu.

1 nhận xét: