Việc làm thiết kế HVAC
Với chuyên ngành là HVAC, bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các vị trị dưới đây, đừng nghĩ rằng mình học HVAC thì sẽ chỉ làm Kỹ sư HVAC hay kỹ sư Điều hòa không khí... Dĩ nhiên, đi đúng ngành sẽ vẫn tốt hơn nhưng không có nghĩa là phải đúng ngành học mới làm được việc. Những vị trí công việc bạn hoàn toàn có thể làm được nếu muốn thử sức mình trong lĩnh vực thiết kế:
Đối với lĩnh vực thiết kế, kỹ sư HVAC thường được gọi là Mechanical engineer. Đối với một số công ty cá biệt, công việc của kỹ sư HVAC được phân hóa rõ ràng như sau:
- Engineer: tính tải và thiết kế nguyên lý hệ thống và phân tích năng lượng, tính chọn (thiết kế) thiết bị.
- Designer: thiết kế bản vẽ, model.
- Drafter: trình bày bản vẽ, quản lý in ấn...
Như đã nói từ ban đầu, sự phân hóa đó chỉ xảy ra đối với một số trường hợp cá biệt. Trên cơ bản đối với hầu hết các công ty thì một người kỹ sư HVAC làm việc trong mảng phải làm biết làm hết tất cả các công việc đó.
ENGINEER:
Công việc chủ yếu của kỹ sư là tính toán: tính toán tải, đưa ra nguyên lý hoạt động của hệ thống, kiểm tra bản vẽ thiết kế của Designer và yêu cầu họ thực hiện lại đúng kỹ thuật. Tính toán chọn thiết bị...
Nhưng ở nước ta, công việc thực hiện và trình bày bản vẽ thiết kế cũng đều do kỹ sư thực hiện. Những năm gần đây bắt đầu với trào lưu sử dụng BIM, công việc thực hiện bản vẽ đã trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi người kỹ sư phải học thêm những phần mêm mới nên có sự hình thành đội ngũ Designer/ drafter để xử lý các công việc này. Tuy nhiên, các công ty vẫn ưu tiên các kỹ sư biết những kỹ năng mới để có thể làm luôn một phần công việc thực hiện bản vẽ vì đây mới là phần tiêu tốn nhiều thời gian nhất của dự án.
Là một kỹ sư thiết kế thực ra sẽ có 2 hướng đi:
- Trở thành chuyên gia (expert): đối với các công ty lớn của nươc ngoài thường có những chuyên gia. Họ là những người kiểm tra thiết kế, đưa ra những đánh giá và giải quyết những tình huống khó và các kỹ sư khác không giải quyết được. Tuy nhiên ở Việt Nam vị trí chuyên gia này gần như bỏ trống.
- Trở thành quản lý: bạn có thể trở thành PL (Project Leader) hoặc PM (Project Manager) hoặc MEP Manager... Những công việc này càng ngày càng thiên hướng đi về khối kinh tế và quản trị chứ không còn là thuần túy chuyên ngành. Là kỹ sư HVAC bạn có tiềm năng trở thành MEP Manager rất lớn (đa số các công ty đều để kỹ sư gốc HVAC làm vị trí này). Lý do đơn giản vì:
- Làm HVAC bạn biết về Piping và do đó dễ dàng học hỏi để biết thêm về Plumbing và Fire Fighting.
- Thiết bị HVAC sử dụng điện rất nhiều, bạn cần tính toán công suất, cấp nguồn cho Electrical, cần đưa ra nguyên lý thiết kế cho kỹ sư BMS...và do đó bạn được học thêm về điện.
- Làm MEP Manager, riêng về kỹ thuật bạn cần hiểu về cả toàn bộ hệ thống MEP. Và người có cơ hội học hỏi nhiều nhất là kỹ sư HVAC nên MEP Manager xuất thân từ ngành nhiệt vẫn là chủ yếu.
DESIGNER/ DRAFTER
Nếu xét đúng định nghĩa thì designer khác với drafter, tuy nhiên ở nước ta thì 2 vị trí này xem như 1 và các công ty thường gọi chức danh này là Drafter hoặc Modeler.
Drafter có thể là những người chỉ biết sử dụng phần mềm và không có nền tảng về engineering, những gì họ biết về engineering là do quá trình học hỏi khi làm trong thực tế. Đối với một số tập đoàn lớn, có nhiều trường hợp designer không qua trường lớp chính quy nhưng quá trình tự học hỏi đã mang lại cho họ những kiến thức và kinh nghiệm đủ để làm các công việc engineering và công ty đó hoàn toàn có thể nhờ trường đại học cấp bằng kỹ sư danh dự cho người đó.
Trong khi ở các nước khác, drafter chủ yếu xuất phát từ các trường dạy nghề, trung học. Nhưng ở nước ta, đội ngũ Drafter chủ yếu xuất thân từ các trường đại học và cao đẳng.
Là một Drafter, nếu muốn phát triển tiếp trong môi trường thiết kế bạn sẽ có 2 định hướng:
Trở thành Engineer: sau quá trình thực hiện bản vẽ và làm những tính toán thiết kế trên bản vẽ mặt bằng, kiến thức của Drafter về hệ thống đã đủ, bạn có thể bắt đầu học hỏi những kỹ năng tính toán và trở thành Engineer.
Drafter chuyên nghiệp: BIM phát triển kéo theo những công việc mới được hình thành. Nếu bạn chọn đi theo con đường này thì có thể phát triển thành BIM Coordinator hoặc BIM Manager, và dĩ nhiên là những vị trí này ngày càng thiên về xu hướng quản lý chứ không phải là kỹ năng thực hiện hay trình bày bản vẽ nữa.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn DESIGNER/DRAFTER và DRAFTMAN là giống nhau, nhưng suy nghĩ đó không chính xác:
- Công việc của DESIGNER/DRAFTER chủ yếu là thực hiện bản vẽ thiết kế dựa trên các thông tin của người kỹ sư đưa ra: bảng tính tải, bản vẽ sketch... công việc của họ có thể cũng bao hàm một số công việc mang tính engineering chứ không phải chỉ đơn thuần là vẽ lại. Tùy theo kiến thức và kinh nghiệm mà những tính toán này đi từ đơn giản tới phức tạp, và đến khi chuyên môn và kinh nghiệm đầy đủ họ sẽ tiến lên vai trò kỹ sư thiết kế.
- DRAFTMAN là đưa các kích thước thực tế của đường ống, thiết bị vào trong bản vẽ. Các công việc thuộc phạm vi tính toán chỉ bao gồm trong phạm vi coordination để tránh va chạm.
Ở các nước khác, công việc của kỹ sư chỉ là tính toán, và họ chỉ cần vẽ phác sơ bộ ý tưởng hệ thống của mình lên giấy hoặc PDF đồng thời đưa kèm bảng tính toán cho drafter. Nhưng ở nước ta, mỗi một kỹ sư đều là một drafter, và thời gian làm công việc draft của kỹ sư còn nhiều hơn thời gian họ làm các công việc engineering.
GREEN BUILDING ENGINEER:
Trong khoảng thời gian gần đây, cụm từ Greenbuilding trở nên nóng hổi và nhiều công ty chuyên về lĩnh vực này nổi lên như nấm mọc sau mưa.
Để trở thành một thằng Greenbuilding Engineer chưa chắc đã cần phải xuất thân từ ngành nhiệt, nhưng nếu có xuất thân từ ngành nhiệt bạn dễ dàng vào được vị trí này. Và trước khi vị trí công việc này nở rộ ở nước ta thì các tòa nhà xanh vẫn là các kỹ sư MEP tự thiết kế, trong đó HVAC đóng vai trò quan trọng nhất.
Về cơ bản thì công việc của Greenbuilding Engineer là một người trung gian phối hợp kiến trúc sư và các kỹ sư MEP lại với nhau để thiết kế ra một công trình đạt chuẩn. Do đó để làm Greenbuilding bạn cần biết về cả kiến trúc lẫn MEP. Và trong tất cả các hệ thống đó thì HVAC là hệ thống phức tạp nhất, do đó bạn có lợi thể lớn.
CFD ENGINEER:
Đối với process plant, các Process Engineer làm luôn các mô phỏng quy trình công nghệ nhưng đối với Building Services thì mảng mô phỏng này tương đối mới mẻ.
Hiện tại ở nước ta chưa có công ty nào có bộ phận kỹ sư này, khi cần mô phỏng phải nhờ tới phía supplier và hầu hết quy trình mô phỏng được thực hiện ở nước ngoài.
Đối với các công ty lớn có tầm cỡ, họ có những kỹ sư chuyên môn làm CFD ENGINEERING, công việc chủ yếu là mô phỏng hoạt động của thiết bị, hoạt động của hệ thống ĐHKK và phòng cháy chữa cháy...
Bài viết đã cho em định hướng cụ thể hơn về ngành nghề. Em cảm ơn ạ
Trả lờiXóa