Kỹ sư công trình
Ở công trường, tùy theo chức trách và nhiệm vụ thì cấp bậc có thể khác nhau nhưng về chủng loại thì không phân hóa ra quá nhiều tên gọi kỹ sư.
Site engineer |
SUPPERVISOR ENGINEER là người kỹ sư làm việc trực tiếp tại công trình và là loại kỹ sư chiếm số lượng nhiều nhất tại đây.Tùy theo mức độ trách nhiệm của mình mà người kỹ sư giám sát có thể cần hiểu sâu về hệ thống hoặc chỉ cần đọc hiểu bản vẽ là đủ.
Phần đa các kỹ sư giám sát tuy có thể không cần hiểu sâu về hệ thống nhưng vì nhiệm vụ của họ là triển khai và hướng dẫn cho các công nhân thi công hệ thống đúng với bản vẽ và các spec của công trình nên họ cần thiết phải nắm rõ các tiêu chuẩn, spec hướng dẫn về phương pháp thi công, phương pháp lắp đặt cũng như kiểm tra, chạy thử hệ thống...
Ngoài các kỹ năng về kỹ thuật này thì kỹ sư giám sát cũng cần có những kỹ năng làm việc khác như: quản lý nhân công và vât tư, tổ chức và phân bố công việc sao cho hiệu quả…
QA&QC (Qualiity Assurance & Quality Control): công việc của các kỹ sư này không đòi hỏi quá sâu về kỹ thuật và chỉ chủ yếu tập trung vào các công việc liên quan tới các giấy tờ nghiệm thu để đảm bảo chất lượng của vật tư đầu vào cũng như sản phẩm làm ra.
CONSULTANT thông thường là các kỹ sư có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về hệ thống trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Họ là những người có quyền quyết định bản vẽ có được mang ra thi công hay không cũng như chịu trách nhiệm nghiệm thu sản phẩm mà đơn vị thi công làm ra.
Trách nhiệm của CONSULTANT là rất lớn vì khi công trình đã được họ nghiệm thu sau khi đi vào hoạt động có những sai sót gây ra thiệt hại thì chính họ là những người phải chịu trách nhiệm pháp lý đầu tiên.
SITE MANAGER: là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả mọi công việc của công trường liên quan tới dự án: tiến độ thi công, nhân sự dự án, ngân sách, yêu cầu về kỹ thuật, xin phép thi công...Là người có quyền lực nhất ở chốn công trường :))
Clash between Pipe vs Structure Tube |
DRAFTMAN: công việc chủ yếu của DAFTMAN là vẽ, họ triển khai shopdrawing từ các bản vẽ thiết kế thành những bản vẽ thi công với kích thước thật, định vị chính xác vị trí và cao độ, triển khai các bản vẽ mặt cắt chi tiết thể hiện rõ ràng để kỹ sư giám sát và công nhân có thể hiểu rõ. Hiện tại, mảng dân dụng vẫn chủ yếu sử dụng các bản vẽ 2D nên công việc của các DAFTMAN là rất khó khăn khi phải tự hình dung ra mô hình 3D trong tưởng tượng và rà soát các lỗi va chạm bằng mắt thường.
Bản vẽ sau khi đã shopdrawing sẽ được kiểm tra, combined với các hệ khác kỹ lưỡng trước khi trình lên tư vấn giám sát xem xét phê duyệt trước khi đưa ra thi công nhưng hầu như sai sót là không thể tránh khỏi. Với các lỗi lớn DRAFTMAN cần phải thực hiện lại bản vẽ nhưng với các sai sót nhỏ có thể xem xét và sửa trực tiếp trong quá trình thi công.
Sau khi đã thi công hoàn tất nghiệm thu, DRAFTMAN sẽ thực hiện lại bản vẽ hoàn công để chắc chắn nhữ gì thể hiện trên bản vẽ là giống với thực tế thi công, các bản vẽ hoàn công này sẽ được lưu trữ lại cho quá trình vận hành bảo trì hoặc nâng cấp sau này.
Safety training at site |
SAFETY ENGINEER: là các kỹ sư chỉ chuyên về lĩnh vực an toàn lao động: trang bị cho mọi người những kiến thức về an toàn, đề ra các biện pháp an toàn và giám sát việc thực hiện nó lại công trường. Thực ra tầm quan trọng của các kỹ sư này rất cao, họ là những người rất có quyền lực. Họ có quyền cho phép hoặc không cho phép thi công khi nhận thấy mất an toàn (nhưng sự thật thì ở các công trình trong nước thì có vẻ chức vụ này gần như chỉ là cho có để đối phó với quy định của nhà nước). Tuy nhiên, khi các vấn đề về an toàn lao động ngày càng nóng lên thì vị trí này hiện nay cũng đang được quan tâm rất nhiều. Vị trí kỹ sư an toàn trưởng công trình có thể có mức lương lên tới 100tr/tháng.
Post a Comment