Tư duy thiết kế
Tôi có một đứa em có nhiều hoài bão lớn lao, có khát vọng và nó muốn học trường kinh tế để "làm kinh tế". Với một đứa trẻ có ước mơ, điều đó thật tốt nhưng tôi vẫn muốn nó đăng ký học vào một trường kỹ thuật.
Tôi có một người chị cùng làm chung công ty, chúng tôi vẫn thường đi ăn trưa cùng nhau để chia sẻ những điều trong cuộc sống, chị vẫn thường nói mai mốt có con sẽ cho nó học kỹ thuật.
Điều trùng hợp ở đây là cả tôi và chị ấy đều là kỹ sư, và cả hai hầu như cũng không có ý định sẽ gắn bó hoàn toàn vào công việc kỹ sư hiện tại.
Vậy do đâu tôi / chị ấy lại muốn em/ con của mình theo học ở một ngôi trường kỹ thuật?
Không phải ngẫu nhiên mà những người nhà sáng lập các công ty nổi tiếng như Microsoft, Apple hay Facebook đều có xuất phát điểm là những kỹ sư. Thế hệ đàn anh của tôi, hầu hết những con người thành công đều rời bỏ con đường làm kỹ thuật thuần túy. Tuy nhiên nếu có được hỏi thì nếu thời gian quay lại họ vẫn khẳng định rằng mình sẽ một lần nữa thi vào trường kỹ thuật.
Mặc dù trở thành một kỹ sư chưa chắc đã nắm được design thinking nhưng ít nhất đó là một con đường tương đối dễ dàng và thực tiễn.
Là một người thiết kế, bạn tạo ra một cái gì đó gần như là từ con số không. Để làm được việc đó phải có được tư duy logic, nắm bắt vấn đề, đưa ra ý tưởng, thực hiện, rà soát sửa lỗi phát sinh... trong con mắt của bạn là những câu hỏi để có thể nắm bắt được những sự vật sung quanh mình, mỗi một vấn đề đưa ra không phải chỉ là những nhận xét vu vơ mà đều phải kèm theo luận chứng và con số cụ thể.
Tôi từng đọc một bài viết rất hay: "Is design thinking a fairy tail?". Bạn có biết What's happening inside the mind of a designer? Tưởng tượng rằng đó là một thể giới, chắc hẳn rằng thế giới đó cũng tuyệt vời không kém xứ sở OZ của Alice khi mà các neuron vận chuyển thông tin tới nhà máy tư duy, các bóng đèn idea chớp tắt các thí nghiệm ý tưởng kỳ lạ... Tin chắc rằng bạn cũng không muốn thế giới tư duy của mình trở nên nhàm chán.
Design thinking là chiếc chìa khóa thần kỳ để giải quyết những vấn đề từ đơn giản tới phức tạp. Cho dù bạn là ai thì bạn đều có thể nắm giữ được design thinking để áp dụng cho công việc, cuộc sống của mình. Và cuối cùng thì dù bạn đang sử dụng design thinking hay hoàn toàn chưa biết gì về nó thì vẫn nên không ngừng học hỏi và áp dụng nó mỗi ngày.
Tôi nhớ rằng mình đã thấy ở đâu đó một câu nói rất hay: I think, therefore i am.
Vậy đấy, cho nên keep thinking, keep creating, keep living and do not just keep surviving.
------------oOo------------
P/S: dành cho bạn nào muốn tìm hiểu về các bước thực hiện design thinking process:
Post a Comment